Phạm vi nhiệt Bugi và tầm ảnh hưởng của nó tới sức mạnh động cơ.
1. Phạm vi nhiệt hoạt động tiêu chuẩn của bugi (Heat Range)
Trong quá trình hoạt động, bugi luôn nhận được một nhiệt lượng lớn từ buồng đốt cũng như môi trường xung quanh sau đó nhiệt lại được phát tán giúp làm mát bugi.
- Nhiệt mà bugi nhận được trong kỳ nổ được phát tán ra ngoài môi trường xung quanh như hình vẽ.
- Mức độ phân tán nhiệt mà nó truyền ra môi trường ngoài gọi là “phạm vi nhiệt”( heat range).
- Bugi có độ phân tán nhiệt cao (hight heat range) gọi là bugi nguội (cold type), Bugi có độ phân tán nhiệt thấp(low heat range) gọi lài bugi nóng (hot type). |
![]() |
2. Bugi loại nguội và bugi loại nóng
- Bugi loại nóng: Phần chân chất cách điện(màu đỏ) dài, thân sứ ngắn và diện tích tiếp xúc với luồng khí đốt lớn khiến độ phân tán nhiệt nhấp nên nhiệt độ của phần đầu điện cực sẽ thường xuyên ở nhiệt độ cao.(hình minh họa ngoài cùng bên trái)
- Bugi loại nguội: Phần chân chất cách điện ngắn, phần thân sứ dài và diện tích tiếp xúc với luồng khí đốt nhỏ dẫn tới khả năng truyền nhiệt ra ngoài tốt hơn nên đầu điện cực bugi sẽ thường xuyên ở nhiệt độ thấp hơn loại nóng. (hình minh họa ngoài cùng bên phải) |
![]() |
3. Mối quan hệ giữa phạm vi nhiệt và tôc độ (1).
- Mối liên quan giữa nhiệt độ bugi là tốc độ động cơ được thể hiện trong biểu đồ như hình vẽ. Chỉ khi đảm bảo điều kiện về nhiệt độ, động cơ mới có thể hoạt động với hiệu suất cao nhất.
- Giới hạn nhiệt độ dưới là 500 độ C, giới hạn nhiệt độ trên là 950 độ C. Nghĩa là nhiệt độ đầu bugi hoạt động tốt nhất trong khoảng từ 500 đến 950 độ C.
- Với bugi Denso: Chỉ số nhiệt càng cao thì bugi càng nguội và ngược lại.
|
![]() ![]() |
4. Mối quan hệ giữa phạm vi nhiệt và tôc độ (2).
- Giới hạn nhiệt độ dưới là giới hạn về sự tự làm sạch ở mức trên 500 độ C. Khi đó muội carbon sẽ được đốt cháy hoàn và xả ra ngoài theo luồng khí thải.
- Nếu nhiệt độ đầu điện cực dưới 500 độ C, carbon sinh ra trong quá trình đốt cháy nhiên liệu sẽ không được đốt cháy hoàn toàn mà bám vào đầu điện cực. Carbon sẽ làm rò rỉ điện hoặc làm giảm khoảng cách giữa hai đầu điện cực dẫn đến tia lửa không đạt chuẩn. |
![]() ![]() |
5. Mối quan hệ giữa phạm vi nhiệt và tôc độ (3).
- Giới hạn nhiệt độ trên là giới hạn về nhiệt độ chống đánh lửa sớm. Nhiệt độ bugi phải được giữ ở mức nhỏ hơn 950 độ C để đảm bảo luồng khí nén được kích nổ đúng thời điểm và giữ cho bugi được bền hơn.
- Nếu đầu bugi nóng trên 950 độ C chúng có thể đốt cháy hỗn hợp bất cứ lúc nào kể cả khi pít tông chưa lên điểm cực trên, giống như động cơ bị đánh lửa sai thời điểm -> hiệu suất sinh công kém. |
![]() ![]() |
6. Mối quan hệ giữa phạm vi nhiệt và tôc độ (4).
- Bugi loại nóng có thể dễ dàng dạt tới nhiệt độ làm sạch ngay cả ở tốc độ thấp.
- Bugi loại nguội thì khó đạt tới nhiệt độ làm sạch ở vòng tua nhỏ nhưng nó lại đảm bảo không vượt quá nhiệt độ cho phép ngay cả ở tốc độ cao.
- Như vậy để động cơ hoạt động tốt nhất chúng ta phải luôn đảm bảo cho nhiệt độ đầu điện cực bugi ở nhiệt độ từ 500 đến 950 độ C. Mỗi bugi được thiết kế phù hợp với từng động cơ, từng dòng xe và từng mục đích sử dụng.
- Thông thường với những xe công suất nhỏ, tầm hoạt động ngắn thì sử dụng loại bugi nóng, những xe công suất lớn, tầm hoạt động đường dài thì sử dụng loại bugi nguội hơn. Nếu chọn sai chỉ số nhiệt, nhẹ thì đi hao xăng và lỳ ga, nặng thì gây tình trạng giật cục xe, khó khởi động, nóng máy và khả năng tăng tốc bị hạn chế. |
![]() ![]() |
Tài liệu do Denso cung cấp và được dịch bởi "www.phutungxe360.com"